8 điểm yếu của giáo dục Việt Nam
Ngân Lệ (THPT
Phan Thanh Giản, Ba Tri-Bến Tre)
(GDVN) - Tương quan giữa giáo dục
nhân cách, cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng có cần thay đổi không? Thay
đổi như thế nào? Tỷ lệ và tương quan ba mặt giáo dục đó ở các cấp Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có cần thay đổi không? Thay đổi như thế
nào? Mục tiêu, nội dung và khối lượng của mỗi môn học trong tổng thể mục tiêu
chung của giáo dục phổ thông và trong mỗi cấp học đó như thế nào? Dạy và học
sử, văn, toán, giáo dục công dân, đạo đức…. tiếp tục như vậy được chăng?
LTS: Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam vẫn
đang là chủ đề có tính thời sự được đông đảo độc giả cả nước quan tâm. Báo Giáo
dục Việt Nam đã nhận được hàng trăm ý kiến đóng góp sâu sắc, mong muốn nền giáo
dục nước nhà nhanh chóng tìm được điểm đột phá để sánh ngang cùng các cường quốc
trên thế giới. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết của độc
giả Ngân Lệ.
Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam?
Ở đây cần tránh
cả 2 cách tiếp cận: Thứ nhất, cho là nền giáo dục Việt Nam đã quá hỏng nát, lạc
hậu, đầy tiêu cực, cần phải xóa đi và xây dựng lại cơ bản. Thứ hai, cho là nền
giáo dục Việt Nam dẫu sao thành tựu lớn hơn bất cập, ưu điểm nhiều hơn khuyết
điểm, do đó chỉ cần sửa đổi, điều chỉnh cục bộ thôi, không phải đổi mới căn
bản, toàn diện.
Để làm rõ vấn
đề này cần xem xét nền giáo dục Việt Nam theo ba giác độ sau: Đánh giá khách
quan thực trạng nền giáo dục, đặt nền giáo dục trước đòi hỏi của đất nước trong
giai đoạn mới, đặt nền giáo dục trước (hay trong) quá trình toàn cầu hóa, quốc
tế hóa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên.
Thực trạng nền
giáo dục Việt Nam
Trong những
thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu
đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho
công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục
đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập, mà Đại hội IX, X đến Đại hội XI của
Đảng vẫn nêu rất đậm nét, đó là:
Giáo dục - đào
tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chất lượng giáo
dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so với yêu
cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là quốc
sách hàng đầu.
|
Ảnh
minh họa. (Nguồn Interne
|
HỘP
THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
- Nội dung,
chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại
hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy
tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
- Chất lượng
giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn
yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy
sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống…