KÍNH CHÚC BẠN ĐỌC MỘT MÙA XUÂN AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Vũng Liêm


 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Vũng Liêm

Một vùng quê tại Vũng Liêm
Địa lý
Diện tích
309,73 km2
Dân số (2009)
 
 Tổng cộng
170.263 người[1]
 Vị trí Vũng Liêm trên bản đồ Việt Nam
    Vũng Liêm
   
Hành chính
Quốc gia
Vùng
Tỉnh
Thành lập
Phân chia hành chính
Huyện bao gồm thị trấn Vũng Liêm và 19 xã.
Mã hành chính
859[1]
Web

Vũng Liêm là một huyện ở phía đông tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam). Địa hình Vũng Liêm thuộc đồng bằng duyên hải. Điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Đồng thời Vũng Liêm là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản.

Mục lục
1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý[sửa]

Huyện ở phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Long. Địa hình đồng bằng duyên hải. Có sông Cổ Chiên, Mang Thít và rạch Bưng Trường, Vũng Liêm chảy qua.

·         Bắc giáp sông Mang Thít, ngăn cách với huyện Mang Thít và huyện Tam Bình.

·         Nam giáp huyện Càng Long của tỉnh Trà Vinh.

·         Tây giáp huyện Trà Ôn cùng tỉnh.

·         Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre.

Hành chính[sửa]


  • Huyện đang tập trung nâng cấp thị trấn Vũng Liêm thành đô thị loại 4 và tiến tới thành lập thị xã trong tương lai
  • Các xã Quới An,Tân An Luông cũng đang được đầu tư nâng cấp lên đô thị loại 5.

Giải thích về tên gọi[sửa]



http://bits.wikimedia.org/static-1.23wmf5/skins/common/images/magnify-clip.png

Tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tại ngã ba An Nhơn, thị trấn Vũng Liêm

Có giả thuyết cho rằng, tên gọi Vũng Liêm xuất phát từ chữ "Mé Lim" (tiếng Khmer) mà ra [2]. Có thuyết lại cho rằng, sau khi viên Chủ tỉnh Vĩnh Long Alix Salicetty bị nghĩa quân Việt giết chết (15 tháng 2 năm 1872), quân Pháp hiệp với lực lượng của Trần Bá Lộc mở cuộc càn quét, và những người dân vô tội nơi đây đã bị thảm sát hàng loạt, thây chất đầy một vũng. Tương truyền, ở nơi đó thường có các oan hồn hiện ra, nên người dân gọi là "Vũng Linh". Về sau từ Vũng Linh được đọc trại ra thành Vũng Liêm [3].

Kinh tế & xã hội[sửa]



http://bits.wikimedia.org/static-1.23wmf5/skins/common/images/magnify-clip.png

Công viên tại Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ở ngã ba An Nhơn

Địa hình Vũng Liêm thuộc đồng bằng duyên hải. Điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Huyện được xem là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản. Huyện có 2 xã cù lao chuyên trồng cây ăn quả với nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, bòn bon, măng cụt… Ngoài ra, huyện cũng trồng nhiều cây công nghiệp như dừa, lác, đậu nành…và cũng là huyện có đàn gia súc lớn nhất trong đó đàn bò còn nhiều tiềm năng.

Ngành Y tế huyện Vũng Liêm gồm có các đơn vị phòng Y tế, bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế dự phòng và 20/20 xã - thị trấn đều có trạm y tế.

Ngành giáo dục huyện Vũng Liêm cũng được chú trọng phát triển về quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục. Trung tâm dạy nghề huyện được thành lập từ năm 2002. Trung tâm thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn gồm: may công nghiệp, cơ khí (hàn, tiện), sửa chữa xe gắn máy, điện công nghiệp - dân dụng, thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và dạy nghề lao động nông thôn.

Ngoài ra, trung tâm còn liên kết các trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh được chấp thuận cho đào tạo dài hạn như: trung cấp chăn nuôi thú y, điện công nghiệp bậc 3/7, xe máy công trình bậc 3/7, trồng trọt bảo vệ thực vật, giới thiệu việc làm, và xuất khẩu lao động.

Vũng Liêm có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Ngoài phương tiện giao thông bằng đường thủy, huyện Vũng Liêm còn có hệ thống đường bộ với quốc lộ 53 chạy dài từ thành phố Vĩnh Long đến Trà Vinh, xuyên qua Vũng Liêm từ Cầu Mới đến cầu Mây Tức, và các đường liên huyện, liên xã (tỉnh lộ 39, tỉnh lộ 31)… Vũng Liêm cũng là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi NghĩaVĩnh Long, đồng thời đây cũng là quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Vũng Liêm được thiên nhiên ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nước, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, huyện cũng có một số di tích văn hoá, lịch sử đáng để tham quan như: chùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình Phụng, tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình.

Lịch sử[sửa]

Từ ngày 25 tháng 1 năm 1908, Vũng Liêm là quận thuộc tỉnh Vĩnh Long với 3 tổng là Bình Hiếu với 4 làng, Bình Quới với 4 làng và Bình Trung với 6 làng. Ngày 09 tháng 02 năm 1956, quận Vũng Liêm thuộc tỉnh Tam Cần. Ngày 03 tháng 01 năm 1957, quận thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm 3 tổng: Bình Hiếu với 3 xã, Bình Quới với 3 xã và Bình Trung với 3 xã, quận lỵ đặt tại xã Trung Thành.

Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên giải thể. Ngày 14 tháng 01 năm 1967, quận Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau 30 tháng 04 năm 1975, Vũng Liêm là huyện của tỉnh Cửu Long, gồm 9 xã là Hiếu Thành, Quới Thiện, Trung Thành, Trung Hiếu, Trung Ngãi, Hiếu Phụng, Tân An Luông, Quới An, Trung Hiệp.

Ngày 27 tháng 03 năm 1985, địa giới hành chính huyện Vũng Liêm được điều chỉnh như sau: Chia xã Hiếu Thành thành ba xã lấy tên là xã Hiếu Thành, xã Hiếu Nhơn và xã Hiếu Nghĩa. Chia xã Quới Thiện thành hai xã lấy tên là xã Quới Thiện và xã Thanh Bình. Tách ấp Phong Thới và ấp Trung Tín thuộc xã Trung Thành để thành lập thị trấn Vũng Liêm.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long chia thành tỉnh Vĩnh Longtỉnh Trà Vinh. Ngày 09 tháng 08 năm 1994, huyện lập thêm các xã là Nguyễn Việt Hùng, Lê Văn Hoàng, Lê Quang Phòng, Nguyễn Chí Trai, Hiếu Thuận, Tân Quới Trung.

Ngày 13 tháng 05 năm 1995, đổi tên xã Nguyễn Việt Hùng thành xã Trung Thành Tây, đổi tên xã Lê Văn Hoàng thành xã Trung Thành Đông, đổi tên xã Lê Quang Phòng thành xã Trung An, đổi tên xã Nguyễn Chí Trai thành xã Trung Nghĩa.

Cuối năm 2004, huyện Vũng Liêm có thị trấn Vũng Liêm và 19 xã: Tân Quới Trung, Quới An, Quới Thiện, Trung Chánh, Trung Hiệp, Thanh Bình, Trung Thành Tây, Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Thành Đông, Trung Hiếu, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thuận, Hiếu Nhơn, Trung An, Hiếu Thành và Hiếu Nghĩa.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét