Ngày
5/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết
định đưa đờn ca tài tử, một loại hình nghệ thuật truyền thống của miền sông
nước Nam bộ, vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của tổ chức này cùng với
14 di sản khác của các nước trên thế giới.
Đờn ca tài tử Nam bộ tại Bến Tre
Đây
không chỉ là niềm vinh dự của nhân dân Nam bộ nói riêng mà còn là niềm tự hào
của nhân dân Việt Nam nói chung trong công cuộc bảo tồn, tôn vinh cũng như phát
huy các loại hình nghệ thuật truyền thống
Nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam bộ là loại hình âm nhạc vừa bình dân, vừa bác học được
ra đời ở Miền nam Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, được sáng tạo trên cơ sở nhạc
lễ, nhạc cung đình, nhạc dân gian của Việt Nam và trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Tại các tỉnh phía Nam, nghệ thuật đờn ca tài tử phản ánh tâm
tư, tình cảm của người dân các tỉnh Nam bộ vùng miệt vườn, sông nước với lối
sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và chan hòa.
Theo
đánh giá của UNESCO, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ đã đạt được cả 05 tiêu chí
đặt ra và khẳng định đức tính của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa hội
nhập thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã sở hữu 08 di sản được công nhận là loại
hình di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, bao gồm: Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Hát xoan, Quan họ, Hội
gióng, Tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương và Đờn ca tài tử Nam bộ.
Sau khi
loại hình nghệ thuật này được vinh danh, Việt Nam sẽ bảo vệ và phát huy giá trị
di sản bằng nhiều biện pháp như: hỗ trợ công tác truyền bá, trình diễn, giảng
dạy trong cộng đồng xã hội đi đôi với đào tạo chính quy để đờn ca tài tử thật
sự hòa nhập, ngày càng phát triển và đi vào đời sống sinh hoạt tinh thần của
người dân Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét